Bộ Công Thương

Cục thương mại điện tử và kinh tế số

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường 

08/03/2024

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.

Chuyển đổi số trong sản xuất kinh doanh đã được Đảng và nhà nước xác định là giải pháp, xu hướng tất yếu để các đơn vị sản xuất kinh doanh nâng cao năng lực, lợi thế cạnh tranh. Truy xuất nguồn gốc cũng được xác định là một trong những yếu tố đột phá ngày càng trỏe nên quan trọng khi nhu cầu mình bạch thông tin và hàng hóa ngày càng được quan tâm. Thậm chí trở thành tiêu chí bắt buộc trong xuất khẩu, hội nhập kinh tế thế giới. Đồng thời, truy xuất nguồn gốc góp phần gia tăng giá trị sản phẩm, hàng hóa của các địa phương, góp phần thiết thực tái cơ cấu ngành trong giai đoạn mới theo hướng công khai, minh bạch, bình đẳng.

Đáp ứng nhu cầu của thị trường: Ngày nay, người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến nguồn gốc của sản phẩm, bao gồm cả quy trình sản xuất, vận chuyển và xử lý. Truy xuất nguồn gốc giúp doanh nghiệp đáp ứng nhanh chóng và linh hoạt với nhu cầu này, từ đó tăng cơ hội tiếp cận thị trường.

Tuân thủ luật pháp và tiêu chuẩn: Trong nhiều lĩnh vực, các quy định về an toàn thực phẩm, quản lý rủi ro, và quản lý chuỗi cung ứng đang trở nên nghiêm ngặt hơn. Truy xuất nguồn gốc giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định này một cách hiệu quả, từ đó giảm thiểu rủi ro pháp lý.

Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả hơn: Trong môi trường kinh doanh ngày nay, việc quản lý chuỗi cung ứng là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Truy xuất nguồn gốc cho phép doanh nghiệp theo dõi các bước trong quá trình sản xuất và vận chuyển một cách chính xác, từ đó cải thiện hiệu suất và giảm thiểu lãng phí.

Tăng cường quản lý rủi ro: Việc có khả năng theo dõi và truy xuất nguồn gốc giúp doanh nghiệp phát hiện và giảm thiểu rủi ro liên quan đến vấn đề như an toàn thực phẩm, quản lý chất lượng và độ tin cậy của nhà cung cấp.

Tăng cường tương tác với khách hàng: Truy xuất nguồn gốc cũng tạo ra cơ hội tương tác với khách hàng. Việc chia sẻ thông tin về nguồn gốc của sản phẩm có thể tạo ra một môi trường tương tác tích cực giữa doanh nghiệp và khách hàng, từ đó tăng cường sự liên kết và trung thành với thương hiệu.

Trung tâm Tin học và Công nghệ (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số) đơn vị vận hành Hệ thống xác thực hàng chính hãng thông qua QRCode trong thương mại điện tử tại địa chỉ https://truyxuat.gov.vn/ cũng đang triển khai, thực hiện các giải pháp hướng đến các mục tiêu trên nhằm góp phần thực hiện chiến lược phát triển bền vững cho doanh nghiệp sản xuất từ việc tạo ra một môi trường kinh doanh minh bạch và đáng tin cậy.

Tin khác

29/02/2024 - 

Cơ hội lớn nhưng cũng nhiều thách thức cho thương mại điện tử năm 2024

18/07/2024 - 

Các vấn đề về đạo đức khi ứng dụng AI trong thương mại điện tử

08/03/2023 - 

Trung tâm Tin học và Công nghệ số chúc mừng ngày 8-3 lãnh đạo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số và cán bộ, chị em viên chức nữ đơn vị

01/06/2018 - 

Online Friday khởi động sự kiện Big Day đầu tiên trong năm 2018

03/11/2020 - 

Phát triển Thương mại điện tử trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4

Bản quyền thuộc về Trung tâm Tin học và Công nghệ số (CID) - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (IDEA)