Bộ Công Thương

Cục thương mại điện tử và kinh tế số

Chương trình Ngày mua sắm trực tuyến (Online Friday)

Chương trình Ngày mua sắm trực tuyến (Online Friday)

Online Friday là ngày mua sắm trực tuyến của Việt Nam diễn ra đầu tiên vào năm 2014, được Chính phủ phê duyệt giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp cùng các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế theo định hướng của Chính phủ về phát huy lợi thế công nghệ, đón bắt cơ hội đem lại của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên toàn thế giới hiện nay

Chương trình Ngày mua sắm trực tuyến – Online Friday đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển, đột phá của lĩnh vực thương mại điện tử, cũng như nền kinh tế số tại Việt Nam, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế theo định hướng của Chính phủ về phát huy lợi thế công nghệ, đón bắt cơ hội đem lại của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên toàn thế giới hiện nay. Chương trình Online Friday tập trung vào các mục đích như sau:

 

– Tổ chức sự kiện Ngày mua sắm trực tuyến trực tuyến hoàn toàn, phát huy lợi thế ứng dụng công nghệ số và thương mại điện tử, áp dụng các giải pháp giám sát và thúc đẩy hàng chính hãng, hàng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng của các doanh nghiệp tham gia; đẩy mạnh tiêu dùng hàng Việt và các giải pháp, dịch vụ do doanh nghiệp, Start-up Việt phát triển nhằm nâng cao nhận thức của người tiêu dùng trong nước về hàng hoát và dịch vụ của Việt Nam.

 

– Ứng dụng các giải pháp công nghệ số trên nền tảng Internet và mạng viễn thông thể thúc đẩy giao dịch trực tuyến, thương mại điện tử hiệu quả và đảm bảo an toàn an ninh thông tin.

– Phổ biến, nâng cao trải nghiệm của người dân, người tiêu dùng về những nền tảng công nghệ số được ứng dụng trong thương mại điện tử.

 

– Hướng đến nghiên cứu và kết hợp triển khai Ngày hội mua sắm trực tuyến của khu vực, thúc đẩy và bắt kịp cùng xu hướng phát triển của TMĐT xuyên biên giới đang diễn ra mạnh mẽ trong khu vực.

 

– Thúc đẩy mạnh mẽ việc sử dụng các giải pháp thanh toán điện tử, hướng đến phát triển giải pháp thanh toán đảm bảo trong thương mại điện tử là nền tảng để xây dựng niềm tin của người tiêu dùng trong giao dịch trực tuyến.

 

– Tạo tiền đề cho việc tổng hợp, đề xuất với các cơ quan chức năng có thẩm quyền để có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện hoạt động khuyến mại trong thời gian diễn ra chương trình.

Nền tảng hỗ trợ thương mại điện tử quốc gia (GoOnline)

Nền tảng hỗ trợ thương mại điện tử quốc gia (GoOnline)

Căn cứ trên quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch tổng thể Phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 – 2025 và phê duyệt đề án Phát triển nền tảng ứng dụng TMĐT trong các tình huống khẩn cấp tại tờ trình số 193/TMĐT-TTCNS ngày 18/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chương trình GoOnline được triển khai với mục tiêu thúc đẩy phát triển các giải pháp ứng dụng thương mại điện tử để hỗ trợ thị trường trong các tình huống khẩn cấp/tình hình mới; hỗ trợ nhóm doanh nghiệp sản xuất và phân phối, đặc biệt trong lĩnh vực nhu yếu phẩm trong hoạt động chuyển đổi số; thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, hạn chế sử dụng tiền giấy trong giao dịch thương mại đặc biệt trong thời điểm có dịch bệnh diễn biến phức tạp.

. Bộ Công Thương đẩy mạnh hỗ trợ Doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử, đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh và mở rộng thị trường

. Sàn Đặc sản địa phương – Mô hình phân phối đặc sản qua Sàn thương mại điện tử

. Haravan cung cấp gói trải nghiệm miễn phí 3 tháng HaraSocial dành riêng cho nhà bán hàng trên Viettel Post

. Bắc Giang: Hỗ trợ hợp tác xã địa phương phát triển sản phẩm qua thương mại điện tử

Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam (ceca.gov.vn)

Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam (ceca.gov.vn)

Căn cứ trên quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch tổng thể Phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 – 2025 với một trong những nhiệm vụ trọng tâm là “Xây dựng hạ tầng xác thực hợp đồng điện tử và các chứng từ điện tử phục vụ giao dịch thương mại khác trên nền tảng xác thực thông tin ứng dụng công nghệ số bao gồm chữ ký số công cộng, chữ ký số cá nhân trên di động, lưu trữ block-chain”. Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam là hệ thống được Trung tâm Tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương xây dựng, vận hành triển khai nhằm mục tiêu hỗ trợ 100% các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ứng dụng hợp đồng điện tử trong việc kiểm tra, xử lý, tập trung thông tin hợp đồng điện tử của cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức trong giao dịch và hoạt động thương mại tại Việt Nam. Góp phần thúc đẩy Chương trình chuyển đổi số quốc gia của Thủ tướng Chính phủ.

Hệ thống đáp ứng nhu cầu thiết yếu để hoàn tất quy trình ứng dụng thương mại điện tử, công nghệ thông tin trong hoạt động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả và giảm thiểu được việc lãng phí giấy tờ, tiết kiệm thời gian và tạo môi trường diều hành chuyên nghiệp. Với mục tiêu duy nhất là thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số tại Việt Nam, xây dựng hạ tầng thúc đẩy thương mại điện tử an toàn, nhanh chóng, tiện lợi, bảo mật. Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam cam kết sẽ nỗ lực mang lại những lợi ích tốt nhất, tạo niềm tin cho khách hàng cá nhân, các tổ chức khi tham gia.

. Đẩy mạnh kết nối, hoàn thiện cung cấp ứng dụng định danh điện tử trên Trục Phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam

. Hợp đồng điện tử có tích xanh: Giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp

. Trao Giấy xác nhận đăng ký cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử cho các doanh nghiệp đủ điều kiện

. Hướng dẫn định danh, xác thực người ký hợp đồng điện tử bằng thẻ CCCD gắn chip điện tử tại Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 78

. Ứng dụng thẻ CCCD gắn chip để định danh – xác thực điện tử trong ký kết Hợp đồng điện tử

. 5 doanh nghiệp đầu tiên được Bộ Công Thương trao Giấy xác nhận đăng ký cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử

. Bộ Công Thương hướng dẫn thủ tục xin đăng ký hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử

. Sắp diễn ra Hội nghị Phát triển hợp đồng điện tử tại Việt Nam – Triển khai Nghị định 85/2021/NĐ-CP

. Hợp đồng điện tử: Nâng cao tối đa hiệu suất kinh doanh

Nền tảng hỗ trợ giao dịch trực tuyến tích hợp thanh toán KeyPay

Nền tảng hỗ trợ giao dịch trực tuyến tích hợp thanh toán KeyPay

Nền tảng hỗ trợ giao dịch trực tuyến tích hợp thanh toán KeyPay (KeyPay) do Bộ Công Thương triển khai từ năm 2014, thực hiện Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014 – 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2014 và Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016 – 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 1563/QĐ-TTg ngày 08 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó giao nhiệm vụ cho Bộ Công Thương “Xây dựng và phát triển hệ thống thanh toán thương mại điện tử quốc gia, hạ tầng thanh toán đảm bảo hỗ trợ dịch vụ hành chính công”.

Nền tảng KeyPay được triển khai với nhiệm vụ trọng tâm: “Xây dựng và phát triển hệ thống thanh toán thương mại điện tử quốc gia, hạ tầng thanh toán đảm bảo hỗ trợ dịch vụ hành chính công”. KeyPay đã và đang giúp các đơn vị, bộ ngành giải quyết các khó khăn và rào cản trong ứng dụng triển khai thanh toán trực tuyến trong dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 4 như: quy trình thu phí dịch vụ công phải tuân thủ quy định của Bộ Tài Chính; đồng bộ các giải pháp, quy chuẩn khi thanh toán trực tuyến dịch vụ hành chính công; chia sẻ các kinh nghiệm triển khai các dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 4; tổ chức đào tạo, tập huấn cho doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm về thanh toán trực tuyến.

Cổng thông tin Tự hào Việt (Tuhaoviet.vn)

Cổng thông tin Tự hào Việt (Tuhaoviet.vn)

Cổng thông tin điện tử chính thức hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được triển khai tại địa chỉ www.tuhaoviet.vn đã được Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Cục TMĐT) phối hợp với Vụ Thị trường trong nước đưa vào vận hành từ ngày 18 tháng 7 năm 2012 với mục đích tận dụng lợi thế của môi trường trực tuyến trong công tác tuyên truyền, quảng bá và hưởng ứng Cuộc vận động (CVĐ).

Tuhaoviet.vn cung cấp thông tin chính thức về các chương trình hoạt động hưởng ứng CVĐ của các cơ quan Bộ, ngành cấp trung ương và địa phương. Bên cạnh đó cung cấp thông tin kinh tế trong nước, các vấn đề thời sự, cập nhật thông tin doanh nghiệp Việt, thương hiệu Việt và các sản phẩm Việt Nam. Từ đó làm cơ sở để tuyên truyền, quảng bá, chia sẻ và tra cứu thông tin về doanh nghiệp sản xuất Việt và sản phẩm Việt Nam.

Giai đoạn 2016 – 2020, Cổng thông tin đã đăng tải khoảng 15.000 bài viết; số bài viết về sản phẩm Việt là 4.487 bài, số bài viết giới thiệu về doanh nghiệp Việt uy tín là 10.513 bài trong đó có 97 doanh nghiệp Việt đạt thương hiệu quốc gia. Đồng thời, Cổng thông tin đã hỗ trợ đưa banner có link kết nối trực tiếp với các website thương mại điện tử của các Sở Công Thương như Bắc Ninh, Thái Bình, Bắc Giang, Quảng Ninh… với mong muốn hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp ở địa phương và cung cấp địa chỉ mua sắm thuận lợi cho người tiêu dùng cũng như phát triển giao thương trên môi trường trực tuyến của tỉnh và địa phương.

Trong năm 2020, cổng thông tin đã được nâng cấp về chất lượng và tái cấu trúc tin bài, theo đó đẩy mạnh thêm nhóm nội dung tin tức xoay quanh CVĐ và thị trường trong nước, các tin tức hàng Việt xuất khẩu ra nước ngoài… với 7 chuyên mục chính, bao gồm: Tin tức Cuộc vận động, Sản phẩm Việt Nam, Doanh nghiệp Việt, Tin tức Sự kiện, Kinh tế trong nước, Góc tri thức, Thông tin hữu ích. Nhóm sản phẩm Việt vẫn được duy trì cập nhật với 18 ngành hàng và hơn 100 nhóm sản phẩm hàng Việt.

Trong giai đoạn 2021 – 2025, Cổng thông tin tập trung nâng cao số lượng, chất lượng và đa dạng hoá nội dung tin bài như thông tin về chương trình “Gian hàng Việt trực tuyến”, mỗi tỉnh một sản phẩm OCOP; các clip và bản tin phóng sự về CVĐ; tra cứu và tìm kiếm thông tin về các doanh nghiệp sản xuất Việt uy tín, các sản phẩm Việt chất lượng cao; và cập nhật các chương trình hưởng ứng CVĐ. Tiếp tục giữ vững là cổng thông tin hàng đầu đưa tin về CVĐ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.

Hệ thống thanh toán đảm bảo thương mại điện tử quốc gia (KeyPay Escrow)

Hệ thống thanh toán đảm bảo thương mại điện tử quốc gia (KeyPay Escrow)

KeyPay Escrow là giải pháp thanh toán đảm bảo trong thương mại điện tử theo mô hình giải quyết tranh chấp hướng đến mục đích bảo vệ cả người tiêu dùng và người bán hàng khi TTKDTM trong một giao dịch TMĐT.

Hiện tại, tại Việt Nam chỉ mới xuất hiện hình thức thanh toán đảm bảo (thanh toán tạm giữ) thông qua tài khoản ví điện tử của người dùng. Bản chất số tiền giao dịch này được chung chuyển trong tài khoản ngân hàng thuộc công ty cung cấp dịch vụ ví điện tử. Điều này tiềm ẩn rủi ro cho người tiêu dùng và doanh nghiệp TMĐT do dòng tiền trong ví điện tử không được đảm bảo bởi một ngân hàng thương mại hoặc một tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước.

Ngân hàng nhà nước Việt Nam cùng Bộ Công Thương phối hợp triển khai Hệ thống thanh toán đảm bảo thương mại điện tử quốc gia (KeyPay Escrow) để cung cấp nền tảng thanh toán tiện lợi, an toàn, có kiểm soát. Trong đó, số tiền thanh toán của người mua cho người bán sẽ được tạm giữ bởi một ngân hàng đảm bảo được chỉ định và số tiền này chỉ được chuyển tới người bán sau khi giao dịch thành công, người mua nhận được hàng hóa, dịch vụ và hài lòng với chất lượng sản phẩm.

Về mục đích của KeyPay Escrow:
– Người tiêu dùng được bảo vệ: khi người mua chọn hình thức thanh toán đảm bảo, KeyPay Escrow ở vị trí trung gian sẽ giữ số tiền thanh toán trong một khoảng thời gian nhất định (t ngày – tùy thuộc vào mức độ tín nhiệm của người bán được lưu trữ và đánh giá trong hệ thống đánh giá tín nhiệm của Bộ Công Thương) tại một ngân hàng đảm bảo được Ngân hàng nhà nước và Bộ Công Thương chỉ định. Số tiền này được ghi có cho người bán khi: người tiêu dùng xác nhận qua hệ thống hoặc sau t ngày mà người mua không khiếu nại phản hồi tới hệ thống. Khi một giao dịch đảm bảo xảy ra khiếu nại giữa hai bên, Bộ Công Thương (trung tâm giải quyết tranh chấp) sẽ là bên xử lý khiếu nại trên. Quyết định của Bộ Công Thương là quyết định cuối cùng của tranh chấp đó.
– Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử: Với tỉ lệ COD trong TMĐT hơn 80% và tốc độ thay đổi không giảm qua các năm như hiện nay, thị trường cần nhiều hơn các biện pháp và chính sách để thúc đẩy tỉ lệ thanh toán trực tuyến. Một trong những biện pháp và chính sách đó sẽ là đưa Hệ thống KeyPay Escrow trở thành một tiêu chí đánh giá tín nhiệm của doanh nghiệp TMĐT. Doanh nghiệp TMĐT cần cung cấp hình thức thanh toán này để người mua có quyền lựa chọn.

Gian hàng Việt trực tuyến

Gian hàng Việt trực tuyến

“Gian hàng Việt trực tuyến” là nơi tập hợp các sản phẩm, hàng hoá chất lượng của Việt Nam, các thương hiệu Việt uy tín hoặc những sản phẩm của các doanh nghiệp địa phương trên mọi miền đất nước, được thiết kế phân ra các lĩnh vực như sản phẩm nông nghiệp, vật tư nông nghiệp, công nghiệp, công nghiệp tiêu dùng, thực phẩm, đồ gia dụng, mỹ phẩm, đặc sản địa phương… để thực hiện phân phối trên các Sàn thương mại điện tử uy tín tại Việt Nam. Chương trình được Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Cục TMĐT) chủ trì tổ chức với sự hỗ trợ trực tiếp của các Sàn thương mại điện tử (Sendo.vn, Voso.vn (ViettelPost), Postmart.vn (VnPost), Tiki.vn, Shopee.vn, Lazada.vn), các đơn vị chuyển phát, đơn vị thanh toán, đơn vị hỗ trợ giải pháp tài chính, giải pháp truy xuất nguồn gốc… với vai trò là đối tác hợp tác chiến lược.

Hưởng ứng mạnh mẽ Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Cục TMĐT), Bộ Công Thương đã ký kết thỏa thuận hợp tác với các sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam như Sendo.vn, Voso.vn và Tiki.vn tại Hội nghị “Cơ hội cho Doanh nghiệp sản xuất Việt triển khai phân phối trên nền tảng Thương mại điện tử trong bối cảnh mới” được tổ chức ở khách sạn Novotel ngày 25 tháng 11 năm 2020 để triển khai chương trình “Gian hàng Việt trực tuyến” nhằm tạo nên một sân chơi mới cho các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam phát triển hệ thống phân phối hàng hóa sản phẩm bằng các giải pháp chuyển đổi số, liên kết theo chuỗi giá trị, ứng dụng hình thức thương mại điện tử và công nghệ số, kết nối thị trường trong nước, hướng tới sự phát triển bền vững, thúc đẩy tiêu dùng nội địa.

Mục tiêu của “Gian hàng Việt trực tuyến” là xây dựng kênh bán hàng trực tuyến tiêu chuẩn của Việt Nam, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất Việt bán hàng hóa sản phẩm cho người tiêu dùng trên cả nước. Xây dựng mối liên kết chặt chẽ, bền vững giữa cộng đồng doanh nghiệp từ nhà sản xuất, nhà phân phối đến các người tiêu dùng.

Căn cứ theo công văn số 9931/BCT-TMĐT ngày 04/12/2020 của Bộ Công Thương về việc phối hợp hỗ trợ đẩy mạnh phân phối hàng hóa của doanh nghiệp Việt qua “Gian hàng Việt trực tuyến” trên các Sàn TMĐT gửi các tỉnh, thành địa phương và kế hoạch của Cục TMĐT và KTS, “Gian hàng Việt trực tuyến” sẽ được triển khai tại 63 tỉnh thành trên cả nước để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất Việt, hợp tác xã và hộ kinh doanh phát triển kênh phân phối mới, phục hồi sản xuất kinh doanh sau đại dịch Covid-19 và mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa. Trong năm 2021 và các năm tiếp theo, “Gian hàng Việt trực tuyến” sẽ tiếp tục phối hợp cùng các Sở Công Thương, Trung tâm xúc tiến tỉnh, thành địa phương khác để triển khai các Hội nghị và hội thảo về ứng dụng TMĐT và kết nối phân phối hàng hóa trên nền tảng trực tuyến.

Các doanh nghiệp sản xuất Việt, hợp tác xã và hộ kinh doanh khi tham gia phân phối hàng hoá trên “Gian hàng Việt trực tuyến” tại các sàn TMĐT sẽ được hưởng những chương trình ưu đãi đặc biệt từ Bộ Công Thương và các đối tác hợp tác của chương trình như:
– Đào tạo xây dựng chiến lược, kế hoạch chuyển đổi số.
– Hưởng các chính sách hỗ trợ từ Bộ Công Thương, các Sàn thương mại điện tử cũng như các đối tác hợp tác của Chương trình như: Miễn phí toàn bộ chi phí mở gian hàng, chi phí vận hành gian hàng từ 3 đến 6 tháng kể từ khi tham gia mở gian hàng; Hỗ trợ chi phí chuyển phát lên tới 50%; Hỗ trợ chính sách vay vốn với lãi suất ưu đãi từ ngân hàng hợp tác với chương trình….
– Hỗ trợ các giải pháp ứng dụng chuyển đổi số, truy xuất nguồn gốc cho doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp.
– Tham gia các chương trình kết nối cung cầu, xúc tiến phân phối sản phẩm trên nền tảng trực tuyến.
– Tham gia các chương trình truyền thông quảng bá do Bộ Công Thương cùng các đối tác của chương trình thực hiện trên phạm vi toàn quốc.
– Hỗ trợ, hướng dẫn thông báo, đăng ký website với Bộ Công Thương.

Xác thực hàng chính hãng (Truyxuat.gov.vn)

Xác thực hàng chính hãng (Truyxuat.gov.vn)

Hiện nay, trên thị trường đang có rất nhiều các thương hiệu, các nhãn hiệu sản phẩm chính hãng đang bị làm giả, làm nhái gây hiểu lầm, nhầm lẫn cho người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm không đảm bảo, nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng. Theo xu thế phát triển của thị trường, bên cạnh những đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng sản phẩm, người tiêu dùng đã dần ý thức được việc tiêu dùng thông thái nhằm bảo vệ sức khỏe và lợi ích bản thân.

Thực hiện theo Quyết định QĐ 645/ QĐ – TTG ngày 15 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch tổng thể Phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 – 2025 với một trong những nhiệm vụ trọng tâm là “Xây dựng và hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các giải pháp công nghệ số (công nghệ mã vạch, mã QR code, chip NFC, công nghệ blockchain…) để truy xuất nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, xây dựng thương hiệu trực tuyến và tiếp thị sản phẩm trên môi trường điện tử”.

Trung tâm Tin học và Công nghệ số – Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương đã xây dựng và triển khai giải pháp hệ thống xác thực hàng chính hãng thông qua mã QR code mang tên Truyxuat.gov.vn. Giải pháp này nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp và nhà sản xuất:
– Bảo vệ uy tín, thương hiệu, nhãn hiệu và sản phẩm;
– Giúp cơ quan quản lý nhà nước, có dữ liệu hỗ trợ giải quyết tranh chấp;
– Giúp người tiêu dùng bảo vệ niềm tin được sử dụng đúng sản phẩm thương hiệu, nhãn hiệu mong muốn.

 

Hệ thống hóa đơn điện tử (Hóa đơn CT)

Hệ thống hóa đơn điện tử (Hóa đơn CT)

Hóa đơn CT được Trung tâm Tin học và Công nghê số xây dựng, vận hành, phát triển với nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng các hệ thống tra cứu, truy xuất, kiểm soát lưu thông hàng hóa trên nền tảng các giải pháp về chứng từ điện tử trong thương mại bao gồm hóa đơn điện tử, tem điện tử, chứng từ xuất kho điện tử và các chứng từ thương mại khác.

Hóa đơn CT tuân thủ Nghị định 119/2018/NĐ-CP, Thông tư 32/2011/TT-BTC hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Hóa đơn CT là tập hợp thông điệp dữ liệu về bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ quản lý bằng phương tiện điện tử. Hóa đơn điện tử được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Ưu điểm của giải pháp Hóa đơn điện tử do Trung tâm Tin học và Công nghê số cung cấp:

– Tối ưu chi phí và thời gian;
– Phiên bản web tiện lợi, ký mọi lúc, mọi nơi;
– Đáp ứng khả năng ký hoá đơn hàng loạt của doanh nghiệp;
– Tiết kiệm hơn 70% chi phí in ấn, chuyển phát;
– Pháp lý và bảo mật;
– Bảo mật tuyệt đối;
– Đáp ứng đầy đủ tính pháp lý quy định của nhà nước;
– Sẵn sàng kết nối với cổng xác thực của các cơ quan thuế;
– Tiện ích và lưu trữ không giới hạn;
– Lưu trữ online và offline. Không giới hạn dung lượng;
– Dễ dàng tích hợp với phần mềm có sẵn của doanh nghiệp như: ERP, SAP, CRM, phần mềm kế toán…;
– Phân quyền người dùng theo nhu cầu quản trị;
– Hỗ trợ đa dạng báo cáo, thống kê./.

Chương trình Một thẻ quốc gia – Thẻ Việt

Chương trình Một thẻ quốc gia – Thẻ Việt

“Thẻ Việt – Một Thẻ quốc gia” là chương trình nằm trong Chương trình Phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014 – 2020 và 2021 – 2025 nhằm đưa ứng dụng thẻ thông minh tích hợp thanh toán ứng dụng trong các lĩnh vực Y tế, giáo dục, thương mại, giao thông, du lịch…

“Thẻ Việt – Một Thẻ quốc gia” là chương trình nằm trong Chương trình Phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014 – 2020 và giai đoạn 2021 – 2025 do thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 11/5/2013 được Bộ Công thương chủ trì, phối hợp thực hiện tại Mục III với các ngành, lĩnh vực: Y tế, giáo dục, thương mại, giao thông, du lịch… nhằm đưa ứng dụng thẻ thông minh tích hợp thanh toán ứng dụng trong các lĩnh vực dịch vụ công cộng, dịch vụ xã hội và Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15/5/2020 về việc Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 – 2025 tại phần B Mục I, Mục II.

Hiện tại, Chương trình “Thẻ Việt – Một Thẻ quốc gia” đã xây dựng và hoàn thiện các giải pháp ứng dụng và dịch vụ trên nền tảng hệ sinh thái thẻ thông minh và thương mại điện tử, bao gồm các giải pháp ứng dụng và dịch vụ trong lĩnh vực du lịch; thúc đẩy thanh toán điện tử trong du lịch; lĩnh vực thương mại; dùng cho chứng từ điện tử; lĩnh vực giao thông; lĩnh vực y tế; các lĩnh vực khác liên quan đến du lịch và thương mại.

Tính năng dành cho người tiêu dùng được tích hợp vào “Thẻ Việt – Một thẻ quốc gia” bao gồm: hệ thống định danh, phát hành thẻ và hỗ trợ người dùng; thanh toán điện tử, thương mại điện tử, mua vé điện tử (vé máy bay, vé tàu, xe, vé dịch vụ vui chơi giải trí, vé du lịch), CRM (Quản trị quan hệ khách hàng) và hệ thống hồ sơ sức khỏe cá nhân, hệ thống bảo hiểm, hệ thống thông tin y tế, tư vấn bác sỹ.

Chương trình hỗ trợ tư vấn và xây dựng chính sách bán hàng cho website Thương mại điện tử (CPAPER)

Chương trình hỗ trợ tư vấn và xây dựng chính sách bán hàng cho website Thương mại điện tử (CPAPER)

CPaper là chương trình hỗ trợ tư vấn và xây dựng chính sách bán hàng cho website Thương mại điện tử được Trung tâm Tin học và Công nghệ số (CID) là đơn vị trực thuộc Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công Thương) triển khai từ năm 2018.

Đối tượng hỗ trợ:
– Các Doanh nghiệp thực hiện việc bán hàng thông qua website TMĐT tại Việt Nam
– Các Doanh nghiệp thực hiện việc bán hàng thông qua website TMĐT tại Việt Nam Các Doanh nghiệp thực hiện cung cấp dịch vụ thương mại điện tử thông qua website TMĐT tại Việt Nam
– Các ứng dụng bán hàng là ứng dụng thương mại điện tử trên thiết bị di động do thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ cho Doanh nghiệp

Nền tảng tin nhắn thương hiệu (EcomSMS)

Nền tảng tin nhắn thương hiệu (EcomSMS)

Giải pháp hỗ trợ toàn diện cho hoạt động Thương mại điện tử với các giải pháp tin nhắn brandname cho đơn hàng, định danh khách hàng, tin nhắn CSKH, quản lý giao dịch; hướng đến hỗ trợ thu nhận, giải quyết khiếu nại, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Nền tảng tin nhắn thương hiệu EcomSMS và Giải pháp SMS order là sản phẩm hợp tác giữa Trung tâm Tin học và Công nghệ số với các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông phát triển “Hạ tầng SMS & dịch vụ Viễn thông dành cho thương mại điện tử và ra mắt giải pháp SMS order dành cho các doanh nghiệp TMĐT. Giải pháp bao gồm 3 gói tin tương ứng với nhu cầu của từng đơn vị TMĐT trải dài trong toàn bộ quá trình xử lý đơn hàng đảm bảo việc xác thực, tăng uy tín và tỷ lệ thành công cho các đơn hàng TMĐT. Về chi phí, doanh nghiệp sẽ có thể tiết kiệm đến 60% giá thành so với việc gửi tin nhắn SMS truyền thống. Chi phí của các gói tin lần lượt như sau: Gói 3 tin nhắn 800đ, gói 5 tin nhắn 1150đ, Gói 7 tin nhắn là 1600đ. Được thiết kế dưới dạng các mẫu tin nhắn, giải pháp này giúp doanh nghiệp tối ưu quy trình chăm sóc khách hàng trong quá trình mua, nhận hàng cũng như phản hồi các ý kiến trong quá trình mua hàng trực tuyến. Giải pháp này cũng cho phép các doanh nghiệp TMĐT xây dựng kịch bản để gửi tin tới khách hàng mua hàng với rất nhiều lựa chọn nhằm cung cấp cho khách hàng một trải nghiệm tốt hơn khi mua sắm trực tuyến, cụ thể:
– Gửi xác nhận đặt hàng thành công và thanh toán thành công.
– Gửi thông tin xác nhận giao hàng thành công.
– Gửi thông tin về điểm thưởng và tích luỹ trong quá trình mua hàng
– Gửi tin nhắn mời tham gia đánh giá chất lượng mua hàng và chăm sóc khách hàng của trang thương mại điện tử.

Ecomtravel

Ecomtravel

Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch tổng thể Phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 – 2025 đã nêu bật một số nhiệm vụ trọng tâm là: i. Tổ chức chuỗi cung ứng thương mại điện tử cho các mặt hàng nông sản, xây dựng mối liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp logistics và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để tối ưu hóa chi phí và thời gian đưa hàng hóa ra thị trường;  ii. Thiết lập mô hình trung tâm trực tuyến kết nối với các địa phương để hỗ trợ phân phối sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp sản xuất Việt, hộ kinh doanh cá thể trên môi trường thương mại điện tử.

Theo đó, Chương trình thúc đẩy tiêu thụ nông sản kết hợp du lịch ứng dụng thương mại điện tử  gọi tắt là EcomTravel là chương trình xây dựng dưới sự phối hợp giữa Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) và Cục Du lịch quốc gia (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt, hộ kinh doanh Việt… mở rộng kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm địa phương đồng thời quảng bá sản phẩm thương hiệu Việt gắn với bản đồ du lịch Việt Nam.

Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu qua thương mại điện tử xuyên biên giới (Go Export)

Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu qua thương mại điện tử xuyên biên giới (Go Export)

Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu qua thương mại điện tử xuyên biên giới Go Export nằm trong khuôn khổ Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử quốc gia – Go Online, triển khai theo quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch tổng thể Phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 – 2025.

Nhằm giúp doanh nghiệp Việt tiếp cận và xuất khẩu thành công qua nền tảng thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phối hợp với các sàn thương mại điện tử lớn trên thế giới và các đối tác có nguồn lực, giải pháp kỹ thuật cũng như quy trình vận hành cùng đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm trong hoạt động Thương mại điện tử xuyên biên giới để triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu qua thương mại điện tử xuyên biên giới – Go Export.

Điểm khác biệt của Go Export là sự đồng hành xuyên suốt của đội ngũ chuyên môn trong dài hạn, giúp doanh nghiệp tối ưu hoá các chi phí, đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp. Cụ thể, Go Export hỗ trợ doanh nghiệp với 8 nhóm giải pháp toàn diện giúp doanh nghiệp tháo gỡ tất cả các khâu từ bước nghiên cứu sản phẩm, xây dựng kế hoạch kinh doanh, thủ tục pháp lý, logistic, marketing… đến khi bán được hàng và xa hơn là tối ưu doanh số trên sàn thương mại điện tử quốc tế.

Hỗ trợ người dùng

Hỗ trợ người dùng

Cài đặt win 7, win 8, win 10 cho máy bàn và laptop kèm phần mềm diệt virus tốt nhất.

– Cài đặt phần mềm ứng dụng văn phòng, đồ họa: Photoshop,Corel,Auto Cad, 3Dmax…theo yêu cầu.

– Chuyên sửa máy tính, khắc phục máy tính bị nhiễm virus, diệt virus không để máy bị nhiễm lại..

– Chuyên sửa máy tính chạy chậm treo đơ, hoặc đang dùng tự dưng treo máy lỗi màn hình xanh…

– Máy tính bật không lên nguồn, máy tính chạy nhưng không lên màn hình, máy chạy ngắt liên tục.

– Máy không vào mạng, không truy cập được internet, không kết nối được mạng lan, mạng wifi, sửa mạng tại nhà ..

– Máy tính không nhận driver không nhận các thiết bị ngoại vi như máy in, scan…

– Máy case bật màn không lên, máy chạy không ổn định kêu to, máy nóng hay bị lỗi màn hình xanh .

– Chuyên cứu dữ liệu bị mất do virus, phục hồi dữ liệu do ghost, format nhầm, ổ lỗi chết cơ…

– Nâng cấp thay thế linh kiện chính hãng: ram, main, ổ cứng…miễn phí vệ sinh lắp đặt cho máy tính.

– Lắp đặt mạng lan, thi công mạng nội bộ

– Chuyên cài phần mềm diệt virus bản quyền “bản cao cấp” không lo bị virus KASPERSKY INTERNET.

Lưu trữ đám mây (Cloud Storage)

Lưu trữ đám mây (Cloud Storage)

Là một hình thức sử dụng dịch vụ của một nhà cung cấp nào đó cho phép người dùng dịch vụ của họ có thể lưu giữ, quản lý, chia sẽ và backup dữ liệu của họ từ xa. Dịch vụ này cho phép người dùng có thể truy cập tập tin ấy bất cứ lúc nào, miễn là có truy cập internet. Dữ liệu của bạn được lưu trên server của nhà cung cấp đó và bạn sẽ sử dụng một ứng dụng desktop hoặc ứng dụng web online của họ để truy xuất đến dữ liệu của mình.

Lắp đặt triển khai xây dựng và vận hành hệ thống Wifi

Lắp đặt triển khai xây dựng và vận hành hệ thống Wifi

Hiểu theo cách nôm na thì Wifi mà mạng kết nối Internet không dây, là từ viết tắt của Wireless Fidelity, sử dụng sóng vô tuyến để truyền tín hiệu. Loại sóng vô tuyến này tương tự như sóng điện thoại, truyền hình và radio. Và trên hầu hết các thiết bị điện tử ngày nay như máy tính, laptop, điện thoại, máy tính bảng… đều có thể kết nối Wifi.

Triển khai lắp đặt hệ thống wifi cho các đơn vị

Quản trị, theo dõi và sử lý sự cố hệ thống WIFi dựa trên nền tảng Quản lý bằng server cloud full tính năng hoàn toàn MIỄN PHÍ.

Chương trình Ngày mua sắm trực tuyến (Online Friday)Nền tảng hỗ trợ thương mại điện tử quốc gia (GoOnline)Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam (ceca.gov.vn)Nền tảng hỗ trợ giao dịch trực tuyến tích hợp thanh toán KeyPayCổng thông tin Tự hào Việt (Tuhaoviet.vn)Hệ thống thanh toán đảm bảo thương mại điện tử quốc gia (KeyPay Escrow)Gian hàng Việt trực tuyếnXác thực hàng chính hãng (Truyxuat.gov.vn)Hệ thống hóa đơn điện tử (Hóa đơn CT)Chương trình Một thẻ quốc gia – Thẻ ViệtChương trình hỗ trợ tư vấn và xây dựng chính sách bán hàng cho website Thương mại điện tử (CPAPER)Nền tảng tin nhắn thương hiệu (EcomSMS)EcomtravelChương trình hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu qua thương mại điện tử xuyên biên giới (Go Export)Hỗ trợ người dùngLưu trữ đám mây (Cloud Storage)Lắp đặt triển khai xây dựng và vận hành hệ thống Wifi
Bản quyền thuộc về Trung tâm Tin học và Công nghệ số (CID) - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (IDEA)