Bộ Công Thương

Cục thương mại điện tử và kinh tế số

Khuyến cáo khi mua thực phẩm online

04/11/2020

Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, người dân có tâm lý tránh tiếp xúc gần với tác nhân gây bệnh và có xu hướng lựa chọn sử dụng phương thức trực tuyến để đặt hàng thay vì mua hàng tại điểm bán truyền thống. Kinh doanh trực tuyến đã và đang là biện pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu việc tiếp xúc trực tiếp, tập trung đông người cần tiếp tục được khuyến khích. Với lợi thế mặt hàng phong phú dễ lựa chọn, các bà nội trợ sẽ không phải bỏ công đi chợ chọn lựa, nấu nướng, được “ship” tận nhà.

Tận dụng lợi thế của thương mại điện tử, nhiều cá nhân, hộ kinh doanh thường xuyên rao bán, chạy quảng cáo thường xuyên trên mạng xã hội, các nhóm cộng đồng mua bán online, cộng đồng các khu dân cư, v.v… Các nhóm mặt hàng phổ biến như: thực phẩm tự chế biến/hand made, thực phẩm tươi sống , đồ ăn vặt, đồ ăn nhanh, v.v… Tuy nhiên, việc mua – bán thực phẩm trực tuyến trên các website, ứng dụng thương mại điện tử và các mạng xã hội tiềm ẩn một số rủi ro, nhiều đối tượng lợi dụng TMĐT để kinh doanh thực phẩm kém chất lượng, thực phẩm giả, hàm lượng chất dinh dưỡng thấp hơn tiêu chuẩn công bố; thành phần các chất không đúng theo tiêu chuẩn quy định, không nằm trong giới hạn cho phép; sản phẩm chứa các chất phụ gia không cho phép sử dụng hoặc vượt quá giới hạn cho phép; thực phẩm chứa các chất độc hại, ô nhiễm; thực phẩm bị hư hỏng biến chất do điều kiện bảo quản không bảo đảm, v.v… Các hành vi vi phạm ngày cách tinh vi, phức tạp, gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong quá trình thực hiện kiểm tra, giám sát.

Do đó, để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi mua sắm trực tuyến, Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số khuyến cáo:

  • Người tiêu dùng chỉ nên mua hàng tại những website đã đăng ký hoặc thông báo với Bộ Công Thương. Các website phải cung cấp đầy đủ các thông tin như: Thông tin về chủ sở hữu website (Tên đơn vị bán hàng, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế …); Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, Thông tin về điều kiên giao dịch chung, các chính như đổi trả hàng và hoàn tiền, chính sách giao nhận, vẫn chuyển, thanh toán, bảo mật thông tin cá nhân người tiêu dùng.
  • Nếu mua hàng qua các mạng xã hội, cần phải tìm hiểu kỹ các đánh giá của người mua trước, tìm hiểu kỹ thông tin về người bán, xem xét về vấn đề nguồn gốc rõ ràng, được cơ quan quản lý kiểm tra về an toàn thực phẩm, tuyệt đối không nên mua ở những Fanpage không có thông tin người bán và không có địa chỉ rõ ràng, hoặc khi hỏi thông tin thì cố tình giấu địa chỉ bán hàng, chỉ nhận đặt hàng qua tin nhắn (inbox), chỉ bán hàng online chứ không có cửa hàng cụ thể.

Tin khác

23/05/2018 - 

Hội thảo giải pháp SMS order: Bước tiến mới trong việc hoàn thiện các giải pháp hạ tầng cho thương mại điện tử

25/07/2024 - 

Thương mại di động tại Việt Nam – Xu hướng tất yếu với nhiều thách thức

04/04/2023 - 

Đồng hành cùng doanh nghiệp, hợp tác xã Sơn La phát triển thương mại điện tử

27/10/2023 - 

Tạo dựng niềm tin của người tiêu dùng và tăng uy tín cho doanh nghiệp trong thương mại điện tử

14/06/2023 - 

Haravan cung cấp gói trải nghiệm miễn phí 3 tháng HaraSocial dành riêng cho nhà bán hàng trên Viettel Post

Bản quyền thuộc về Trung tâm Tin học và Công nghệ số (CID) - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (IDEA)