Bộ Công Thương

Cục thương mại điện tử và kinh tế số

Phụ nữ cùng khởi nghiệp với thương mại điện tử

20/10/2020

Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Nguyễn Thị Minh Huyền đã tham dự buổi tọa đàm để cùng trao đổi các nội dung xung quanh vấn đề làm thế nào để phụ nữ có thể tiếp cận và ứng dụng công nghệ một cách hiệu quả, đem lại nguồn lợi kinh tế cho gia đình và xã hội.

Nhân kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2020), VTC đã tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Phụ nữ cùng khởi nghiệp với thương mại điện tử”. Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Nguyễn Thị Minh Huyền đã tham dự buổi tọa đàm để cùng trao đổi các nội dung xung quanh vấn đề làm thế nào để phụ nữ có thể tiếp cận và ứng dụng công nghệ một cách hiệu quả, đem lại nguồn lợi kinh tế cho gia đình và xã hội.

Đại dịch Covid-19 bất ngờ xảy đến làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội trên toàn cầu, đồng thời cũng làm thay đổi nhiều phương thức trao đổi, trong đó có giao dịch thương mại kinh tế. Có thể thấy trong đại dịch, các giao dịch điện tử lên ngôi, thương mại điện tử chiếm ưu thế trong mọi giao dịch thương mại. Do đó nắm bắt được xu thế và vận dụng tốt công nghệ là chìa khóa thành công cho nhiều cá nhân và cả doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, theo thống kê của Tổng cục Thống kê, lực lượng lao động tại Việt Nam đã giảm sâu kỷ lục trong quý II của năm 2020, trong đó lao động nữ là nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề hơn so với lực lượng lao động nam. Do đó vấn đề định hướng việc làm cho lao động nữ trong thời gian tới cần phải được chú trọng. Nhân kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2020), VTC đã tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Phụ nữ cùng khởi nghiệp với thương mại điện tử”. Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Nguyễn Thị Minh Huyền đã tham dự buổi tọa đàm để cùng trao đổi các nội dung xung quanh vấn đề làm thế nào để phụ nữ có thể tiếp cận và ứng dụng công nghệ một cách hiệu quả, đem lại nguồn lợi kinh tế cho gia đình và xã hội.

Số liệu thống kê của iPrice Group cho thấy bất chấp đại dịch Covid-19, 6 tháng đầu năm 2020, giá trị của các đơn hàng trực tuyến đạt 344.000 đồng, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2019. Nhiều sàn thương mại điện tử cũng chứng kiến số lượng đơn hàng cao kỷ lục.

Thống kê của iPrice tại 5 công ty thương mại điện tử lớn trong khu vực Đông Nam Á cho thấy, cứ mỗi quý, 5 doanh nghiệp tạo ra hơn 800 cơ hội việc làm mới cho thị trường lao động và thương mại điện tử sẽ là mảnh đất giàu tiềm năng chào đón các nữ doanh nhân, nữ lãnh đạo Việt Nam trong tương lai gần.

Trao đổi tại buổi tọa đàm “Phụ nữ cùng khởi nghiệp với thương mại điện tử”, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Nguyễn Thị Minh Huyền nhận định, thương mại điện tử đã không còn là câu chuyện của tương lại. Với trên 64 triệu người sử dụng internet và trên 150 người sử dụng điện thoại di động, điểm mạnh của thị trường thương mại điện tử Việt Nam hiện nay đó là Việt Nam là một trong những quốc gia đứng đầu khu vực về việc ứng dụng các nền tảng công nghệ. Bên cạnh đó, chưa bao giờ sự phát triển của kinh tế số cũng như thương mại điện tử nhận đc sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của Đảng và Chính phủ như thời điểm hiện nay, thể hiện ở các văn bản đã ban hành như: Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Nghị quyết số 50/NQ-CP của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ-TW; Quyết định số 645/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Điểm lại một số điểm mới về thương mại điện tử trong thời gian qua có tác động đối với phụ nữ khởi nghiệp thương mại điện tử, bà Nguyễn Thị Minh Huyền cho biết, tại Quyết định số 645/QĐ-TTg mới ban hành vừa qua, chủ trương của Chính phủ không chỉ đưa thương mại điện tử không chỉ phát triển nhanh mà còn phải bền vững, và đưa Việt Nam trở thành 1 trong 3 quốc gia có thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á.

Trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn ra trên toàn thế giới, gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều ngành kinh tế, thương mại điện tử vẫn là một điểm sáng với những ghi nhận về sự tăng trưởng. Covid-19 cũng là một cú huých để doanh nghiệp và người tiêu dùng chuyển sang sử dung thương mại điện tử nhiều hơn trong các giao dịch giữa thời kỳ dịch bệnh diến biến khó lường. Xu hướng ứng dụng công nghệ 4.0, xu hướng bán hàng đa kênh đang diễn ra ngày càng nhanh và mạnh. Thực tiễn những doanh nghiệp đã ứng dụng thương mại điện tử thành công hay thất bại trong thời gian qua cũng là những bài học quý giá đối với các doanh nghiệp muốn khởi nghiệp với thương mại điện tử trong thời gian tới.

Bà Nguyễn Thị Minh Huyền cũng chia sẻ, dưới góc độ chuyên gia, để có thể khởi nghiệp với thương mại điện tử, doanh nghiệp cần phải nhận thức được và có tư duy đúng đắn về sự tất yếu của việc ứng dụng thương mại điện tử, nếu không doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với thách thức là tụt hậu hoặc có thể bị loại khỏi thị trường. Tư duy đúng đắn là điều cốt lõi, quyết định doanh nghiệp khởi nghiệp và ứng dụng thương mại điện tử có thành công hay không. Tiếp đó, doanh nghiệp cần phải xây dựng một kế hoạch, chiến lược cũng như lộ trình thực hiện. Trong đó, doanh nghiệp cần xác định, định vị được mình đang đứng ở đâu, mình muốn đi đến đâu để đưa ra lộ trình phù hợp. Và một điều đặc biệt quan trọng, là doanh nghiệp cần phải biết sử dụng các công cụ đòn bẩy, như các sàn thương mại điện tử hay mạng xã hội uy tín.

Bên cạnh sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử, theo bà Nguyễn Thị Minh Huyền, vấn đề bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử cũng đang rất được quan tâm. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành kế hoạch về việc tăng cường đẩy mạnh công tác chống hàng giả, hàng buôn lậu, hàng vi phạm nguồn gốc xuất xứ trong thương mại điện tử. Cùng với sự phối hợp của các bộ ngành, Bộ Công Thương cũng đã ban hành và triển khai đồng bộ nhiều kế hoạch và hoạt động cụ thể, quyết liệt để có thể tạo ra môi trường thương mại điện tử phát triển lành mạnh trong thời gian tới. Do vậy, khi phụ nữ tham gia khởi nghiệp với phương thức kinh doanh thương mại điện tử, nên lựa chọn các sàn thương mại điện tử hoặc mạng xã hội có phương thức kinh doanh thương mại điện tử uy tín và đã có đăng ký với Bộ Công Thương. Ngoài ra các doanh nghiệp nữ cũng cần có các kỹ năng trong việc áp dụng phương thức kinh doanh mới này. Đồng thời cũng cần đảm bảo trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng, như có các cam kết, quy chế, chính sách để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và cũng như đảm bảo uy tín của doanh nghiệp.

Bên cạnh việc hoàn thiện hành lang pháp lý cho thương mại điện tử phát triển, Bộ Công Thương, cụ thể là Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, đã triển khai rất nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiêp nói chung và doanh nghiệp nữ nói riêng, cụ thể: tổ chức chương trình “Gian hàng Việt quốc gia” giúp các doanh nghiệp có các sản phẩm Việt có thể đăng tải trên các sàn thương mại điện tử uy tín; phối hợp với Google tổ chức các chương trình đào tao kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử, kỹ năng số hóa và chuyển đổi số để có thể khởi nghiệp thành công như “Digital 4.0”… Đây là những chương trình thiết thực, mang lại hiệu quả cao mà các doanh nghiệp nữ đều có thể đăng ký tham gia khi muốn khởi nghiệp cùng thương mại điện tử.

Tin khác

15/05/2023 - 

Đẩy mạnh hỗ trợ, kết nối doanh nghiệp tỉnh Trà Vinh với các sàn thương mại điện tử

21/07/2023 - 

Hợp đồng điện tử có tích xanh: Giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp

04/09/2024 - 

Ứng dụng eKYC trong quản lý thương mại điện tử tại Việt Nam

15/03/2024 - 

Đảm bảo giao dịch trong thương mại điện tử hướng đến phát triển thương mại điện tử bền vững

22/06/2023 - 

Phân phối kênh TMĐT, hướng đi cần thiết cho nông sản khu vực Vùng đồng bằng sông Cửu Long

Bản quyền thuộc về Trung tâm Tin học và Công nghệ số (CID) - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (IDEA)