Bộ Công Thương

Cục thương mại điện tử và kinh tế số

Hỗ trợ các bên xác thực tra cứu hợp đồng đã chứng thực

30/09/2024

Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, việc sử dụng hợp đồng điện tử ngày càng trở nên phổ biến. Các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có thể dễ dàng ký kết, quản lý, và thực hiện giao dịch mà không cần đến các phương thức truyền thống như hợp đồng giấy. Tuy nhiên, một yếu tố quan trọng đảm bảo tính minh bạch, an toàn của hợp đồng điện tử và tạo niềm tin cho các bên tham gia giao kết, các bên thứ ba (như Thuế, Hải quan, Ngân hàng…) là khả năng tra cứu và xác thực thông tin hợp đồng.

Cổng xác thực tra cứu hợp đồng điện tử do Bộ Công Thương cung cấp là công cụ quan trọng để các bên liên quan, bên thứ ba có thể kiểm tra thông tin toàn bộ quá trình ký, tính sẵn sàng và xác thực của chữ ký số trên hợp đồng, tính toàn vẹn, bảo mật, chống chối bỏ của hợp đồng, giúp doanh nghiệp yên tâm khi giao dịch điện tử. Từ đó, hỗ trợ các bên giải quyết tranh chấp khi có vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng điện tử.

Để tra cứu và xác thực thông tin hợp đồng điện tử, các doanh nghiệp có thể thực hiện theo các bước đơn giản sau:

Bước 1: Truy cập vào cổng xác thực hợp đồng điện tử

Các doanh nghiệp truy cập vào cổng xác thực tại địa chỉ: https://xacthuc.ceca.gov.vn. Đây là nền tảng trực tuyến hỗ trợ việc xác thực tra cứu hợp đồng đã chứng thực.

Bước 2: Tải tài liệu hợp đồng lên hệ thống

Tại cổng xác thực, người dùng tải lên tài liệu hợp đồng điện tử mà họ muốn kiểm tra. Hợp đồng này phải chứa đầy đủ các chữ ký điện tử của các bên tham gia, bao gồm chữ ký của bên A, bên B và đơn vị CeCA và Bộ Công Thương  đã chứng thực hợp đồng.

Bước 3: Thực hiện xác thực hợp đồng

Sau khi tải lên, người dùng bấm chọn nút “Xác thực” để hệ thống bắt đầu quá trình kiểm tra.

Bước 4: Kiểm tra các thông tin của hợp đồng

Ở bước này, hệ thống của Trục sẽ kiểm tra các thông tin như: Số lượng và trạng thái chữ ký số trên hợp đồng; Tính sẵn sàng và tính xác thực của tất cả các chữ ký số trên hợp đồng; Tính toàn vẹn và bảo mật của hợp đồng; Tính xác thực dài hạn của hợp đồng dựa trên dữ liệu chứng thực từ Bộ Công Thương và CeCA; Trạng thái xác thực của hợp đồng điện tử và các tài liệu liên quan hợp đồng điện tử trên Trục (như phụ lục hợp đồng, giấy ủy quyền,…); Xác thực danh tính chủ thể ký thông qua thẻ CCCD có xác thực bởi Bộ Công An.

Bước 5: Nhận kết quả xác minh

Kết quả xác minh sẽ hiển thị trên màn hình. 

Hệ thống hỗ trợ bên thứ 3 xác thực tra cứu hợp đồng đã chứng thực xacthuc.ceca.gov.vn  giúp rút ngắn quá trình rà soát và kiểm tra các thông tin liên quan hợp đồng điện tử an toàn của doanh nghiệp được thuận tiện hơn, minh bạch và tiết kiệm hơn cho các bên.

Hợp đồng điện tử được chứng thực thông qua CeCA và Trục không chỉ đảm bảo tính toàn vẹn, chống chối bỏ và còn đảm bảo tính bảo mật (các CeCA không truyền nội dung hợp đồng lên Trục mà chỉ truyền mã tra cứu hợp đồng (hash) lên Trục). Điều này giúp bảo vệ dữ liệu của doanh nghiệp và tránh rủi ro trong các giao dịch.

Trong trường hợp xảy ra tranh chấp giữa các bên, việc tra cứu xác thực hợp đồng điện tử đã chứng thực giúp có thêm bằng chứng rõ ràng về quá trình ký  (chủ thể ký, chữ ký và thời điểm ký kết) từ đó hỗ trợ việc giải quyết tranh chấp một cách công bằng và minh bạch.

Trong quá trình tra cứu xác thực thông tin hợp đồng điện tử, các bên cần lưu ý đảm bảo rằng các hợp đồng điện tử đã được ký kết đầy đủ bằng chữ ký số của các bên liên quan. Bên cạnh đó, Hợp đồng phải có xác nhận từ tổ chức chứng thực hợp đồng điện tử (CeCA) và của Trục phát triển hợp đồng điện tử của Bộ Công Thương. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần thường xuyên kiểm tra trạng thái xác thực của hợp đồng để tránh những vấn đề không mong muốn.

Việc có thể xác thực tra cứu hợp đồng điện tử đã xác thực không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia giao kết hợp đồng mà còn đảm bảo tính minh bạch, an toàn của hợp đồng điện tử trong giao dịch thương mại điện tử, đồng thời góp phần đảm bảo tính ứng dụng của hợp đồng điện tử trong thương mại và các lĩnh vực liên quan thương mại thông qua việc các bên thứ ba có thể dễ dàng rà soát và kiểm tra các thông tin liên quan hợp đồng điện tử đã được chứng thực từ đó giúp các doanh nghiệp tăng niềm tin cho khách hàng khi sử dụng hợp đồng điện tử.

Tin khác

12/05/2022 - 

Diễn đàn toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2022 tại Hà Nội

09/10/2023 - 

Những kết quả cụ thể về phát triển thương mại điện tử hướng đến tối ưu hóa tiếp thị sản phẩm khu vực miền núi

11/07/2022 - 

Hệ thống Hóa đơn điện tử CT của Bộ Công Thương đã được Tổng Cục Thuế cho phép cung cấp dịch vụ

11/09/2024 - 

Hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết tranh chấp phát sinh trong hợp đồng điện tử

18/07/2024 - 

Các vấn đề về đạo đức khi ứng dụng AI trong thương mại điện tử

Bản quyền thuộc về Trung tâm Tin học và Công nghệ số (CID) - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (IDEA)